Vai trò của người quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Yếu tố con người là chìa khóa cho sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó, vai trò của người quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp mang yếu tố quyết định trong hoạch định nguồn lực. Cùng tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết này:
>>>Đọc thêm: Chiến lược nâng cao hiệu quả tuyển dụng năm 2020 mà mọi Giám đốc nhân sự cần biết
Quản trị nhân lực trong doanh nghiệp là gì?
Quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là sự khai thác và sử dụng nguồn nhân lực của một tổ chức hay một công ty theo cách hợp lý và hiệu quả, nó có vai trò quan trọng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Một doanh nghiệp dù có nguồn tài chính dồi dào, nguồn tài nguyên vật liệu phong phú, hệ thống máy móc thiết bị hiện đại đi chăng nữa cũng trở nên vô ích nếu không biết cách quản trị hiệu quả nguồn tài nguyên nhân sự.
Quản trị nguồn nhân lực hiệu quả sẽ tham gia hoạch định doanh nghiệp
Các chức năng cơ bản của mô hình quản trị nguồn nhân lực ở Việt Nam bao gồm các nội dung sau đây:
- Phân tích công việc
- Tuyển dụng nhân sự
- Đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn cho nhân viên
- Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động thông qua việc có những chính sách khen thưởng hay các hoạt động nội bộ
- Quản trị nguồn nhân lực chính là quản trị tài nguyên nhân sự cùng với việc nâng cao năng lực chuyên môn cho mỗi cá nhân. Đây là công việc cần thiết với bất kỳ doanh nghiệp nào mong muốn ngày càng phát triển hơn nữa.
Vai trò người quản trị nhân lực
- Xây dựng mô hình quản lý nhân lực của doanh nghiệp: Người quản lý và đội ngũ quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp có nhiệm vụ xây dựng các chính sách về nhân sự cho doanh nghiệp, đảm bảo với các quy định của nhà nước Việt Nam cũng như phù hợp với các quyền lợi của nhân viên. Ngoài ra, các chính sách luôn được cập nhật dựa trên sự tùy chỉnh linh hoạt, góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả.
- Giải quyết vấn đề nhân lực trong doanh nghiệp: Người quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp cần phải hiểu rõ nhân sự cũng như các vấn đề liên quan tới nhân sự trong tổ chức. Bởi đây chính là đại diện tiếng nói của nhân viên trong các quyết định của người quản lý cấp cao hơn trong doanh nghiệp. Những nguyện vọng của nhân viên sẽ được đưa ra thông qua người quản trị nhân sự. Sau đó được phê duyệt và thông qua bởi ban quản lý cũng như điều chỉnh những mục tiêu chiến lược của tổ chức sao cho phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp hiện nay. Lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích người lao động đôi khi sẽ không trùng khớp, điều này đòi hỏi nhà quản trị nhân sự phải giải quyết nhằm giúp doanh nghiệp vận hành phát triển có hiệu quả.
Quản trị nhân lực giúp kích thích sự đổi mới của doanh nghiệp
- Kích thích sự đổi mới của doanh nghiệp: Người quản trị nhân sự là người luôn đi đầu trong việc thúc đẩy sự đổi mới. Là người xây dựng các chính sách văn hóa mở nhằm thúc đẩy nhân viên nhằm kích thích sự cống hiến cũng như đưa văn hóa tự do dân chủ vào doanh nghiệp Vai trò này càng trở nên quan trọng trong thời đại ngày nay nên người quản trị cần phải thay đổi, vận hành và quản lý thay đổi kịp thời để hiệu quả thực hiện chiến lược không bị giảm sút.
>>>Đọc thêm: Quản trị doanh nghiệp trong thời đại 4.0 thế nào cho hiệu quả?
Vậy, làm thế nào để người quản trị phát huy được hết tiềm lực?
Thời đại 4.0 đang tạo ra sự thay đổi nhanh chóng trong cách quản lý, điều hành cũng như quá trình phát triển của doanh nghiệp. Khi đó, người quản trị phải trở thành người dẫn đầu trong tổ chức số hóa ấy. Thay đổi những cách thức truyền thống để quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp theo thế hệ mới, áp dụng công nghệ để số hóa cách mà chúng ta làm việc và liên kết với nhau trong công việc.
Con đường dẫn đến nguồn nhân lực kỹ thuật số đang dần rõ nét với nhiều lựa chọn được mở rộng, những nền tảng mới và sự đa dạng của các công cụ đã giúp ích cho việc xây dựng các tổ chức và nguồn nhân lực thế hệ mới, ví dụ như phần mềm quản trị nhân sự HRM.
>>>Đọc thêm: Review về phần mềm quản lý nhân sự 3S HRM