Tích hợp ERP và MES: Tiền đề để xây dựng nhà máy thông minh
Tích hợp giữa phần mềm ERP và MES là xu hướng được nhiều doanh nghiệp ứng dụng nhằm vận hành mô hình nhà máy hiệu quả. Cùng tìm hiểu tại sao kết hợp MES và ERP là tiền đề để xây dựng nhà máy thông minh trong bài viết này:
Yếu tố cấu thành nhà máy thông minh
Nhà máy thông minh là cơ sở sản xuất được số hóa và kết nối cao dựa vào sản xuất thông minh. Khái niệm nhà máy thông minh được coi là kết quả quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Dưới đây là một số yếu tố cấu thành nhà máy thông minh:
- Tự động hóa: Cập nhật và ứng dụng tự động hóa vào sản xuất là điều kiện tiên quyết trong việc xây dựng nhà máy sản xuất thông minh không chỉ với các doanh nghiệp Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Tự động hóa hiểu đơn giản là việc tích hợp các hệ thống điều khiển vào các thiết bị vận hành như máy móc, quy trình lắp ráp trong nhà máy để điều khiển nghiệp vụ tự động. Việc tích hợp này sẽ hạn chế sự can thiệp của con người vào quy trình sản xuất, từ đó giảm thiểu sai sót không đáng có và duy trì ổn định các thông số sản xuất;
- Kết nối thiết bị: Một nhà máy sản xuất thông mình phải tạo lập được một hệ sinh thái IIoT, nơi mọi thiết bị, máy móc và/hoặc quy trình được kết nối thông qua các hệ thống truyền thông dữ liệu. Như vậy, mọi thông tin trong quá trình vận hành nhà máy có thể tổng hợp và xử lý trên đám mây hoặc hệ thống server vật lý đặt tại nhà máy. Công nghệ này giúp doanh nghiệp cập nhật chuẩn xác và liên tục nguồn dữ liệu vận hành phong phú, giàu thông tin của tất cả các thành tố trong hệ sinh thái;
- Số hóa quản trị: Quản trị sản xuất thời đại 4.0 là sự kết hợp của hai hệ thống MES – Hệ thống điều hành sản xuất và ERP – Phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Mô hình nhà máy sản xuất thông minh kiểu này bao gồm lớp trên cùng là phần mềm ERP, dùng để quản tri các đơn đặt hàng, hóa đơn vật liệu, kiểm soát hàng tồn kho,… Tiếp sau đó, thông tin sẽ được chuyển xuống lớp MES để tập trung điều hành các hoạt động trên sàn nhà máy như quy trình sản xuất, quản trị hồ sơ lô điện tử, phân phối sản xuất hoặc quản lý thiết bị. Với mô hình quản trị hai lớp như vậy, nhà quản trị doanh nghiệp có thể dễ kiểm soát, lên kế hoạch và thực thi các kế hoạch sản xuất, đồng thời tối ưu hóa nguồn lực và giảm chi phí;
- Báo cáo thông minh: Báo cáo thông minh (BI) là một quy trình tích hợp công nghệ mà các doanh nghiệp dùng để kiểm soát khối lượng dữ liệu khổng lồ đến từ nhiều nguồn khác nhau và khai thác nguồn dữ liệu đó một cách hiệu quả, tạo ra những tri thức mới giúp cho các nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định hiệu quả hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Hiểu một cách đơn giản, BI giúp chuyển dữ liệu thô thành các bảng báo cáo, các biểu đồ, các hình ảnh trực quan giúp người dùng hiểu dữ liệu một cách dễ dàng hơn, từ đó cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về hoạt động của doanh nghiệp trong suốt thời gian hoạt động cũng như dự báo xu thế thị trường trong thời gian tới;
MES và ERP là những trợ thủ đắc lực làm nên yếu tố cấu thành nhà máy thông minh
Tại sao kết hợp MES và phần mềm ERP là tiền đề cho nhà máy thông minh
ERP được viết tắt bởi Enterprise Resource Planning – được hiểu là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Còn hệ thống thực thi điều hành sản xuất – Manufacturing Execution System (MES) là một hệ thống thông tin kết nối, giám sát và kiểm soát các hệ thống sản xuất và luồng dữ liệu phức tạp tại nhà máy.
MES mang đến cái nhìn toàn diện và sâu sắc về mọi hoạt động trong nhà máy. Thực tế các nhà máy không chỉ có các hoạt động sản xuất mà còn hoạt động như mua hàng, bán hàng, quản lý hàng về, hàng xuất, quản lý dòng tiền ra vào,… Đó là nhiệm vụ của hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP.
Các hoạt động như lên lịch cho máy móc và đảm bảo truy xuất nguồn gốc thông qua quản lý hàng loạt, tất cả đều được xử lý bởi phần mềm MES. Sau đó MES cung cấp cho ERP các thông tin cần thiết, từ mức độ sản xuất, nguyên vật liệu hay phế liệu,… nhằm cung cấp kịp thời dữ liệu về hệ thống chung nhất phục vụ doanh nghiệp phân tích và theo dõi. Tích hợp MES và ERP tăng khả năng chính xác của dự báo giúp các công ty giảm hàng tồn kho bằng cách tránh sản xuất thừa.
Hiểu đơn giản, hệ thống MES là sự hỗ trợ cho ERP. ERP biết tại sao còn MES giải quyết những vấn đề. Đó là một sự cộng sinh thiết yếu. MES là một yếu tố quan trọng trong quản lý sản xuất của hệ thống ERP. Sự kết hợp giữa MES và ERP cho phép doanh nghiệp của bạn tận dụng năng lực cốt lõi của công nghệ, từ đó cải thiện tổng thể quy trình sản xuất. Đây chính là yếu tố quan trọng nhất để xây dựng nhà máy thông minh.
Mô hình nhà máy thông minh với tầng ERP và MES
Đọc thêm: Cẩm nang triển khai phần mềm MES cho Doanh nghiệp sản xuất
Lợi ích đem lại khi nhà máy triển khai phần mềm ERP và MES
- Tăng độ chính xác trong dự báo nhu cầu của khách hàng:
Hàng tồn kho liên kết dòng tiền kinh doanh, gây thất thoát trong doanh nghiệp. Cách đối phó với hàng tồn kho tạo ra sự khác biệt rất lớn trong quá trình kinh doanh của tổ chức. Sự hợp tác giữa ERP và dữ liệu sản xuất giúp doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho bằng cách dự báo chính xác nhu cầu sản lượng, từ đó giảm sản xuất thừa.
Khi phần mềm ERP và MES được tích hợp, nó cho phép người giám sát theo dõi hàng tồn kho trong và ngoài công ty
- Loại bỏ các đơn đặt hàng gấp
Đơn đặt hàng gấp là rủi ro lớn mà nhà quản lý chuỗi cung ứng phải chịu. Trong các giao dịch đặt hàng gấp, việc tạo đơn đặt hàng và giao hàng của khách hàng buộc phải diễn ra trong thời gian hữu hạn. Tích hợp MES và ERP đảm bảo kết hợp thời gian sản xuất nhanh hơn trên nhà xưởng, từ đó đáp ứng các đơn đặt hàng và giao hàng gấp nhanh gọn, chính xác.
- Sản phẩm chất lượng tốt hơn
MES tự động thu thập dữ liệu, phát hiện lỗi và báo cáo về hệ thống ERP với trình tự chặt chẽ. Ngoài ra, MES và ERP khi tìm thấy sản phẩm bị lỗi, sẽ trả lại cho nhà cung cấp, giảm nguy cơ thu hồi sản phẩm và cải thiện chất lượng tổng thể.
- Tăng năng suất
Quản lý máy móc thông minh tại nhà xưởng, đảm bảo sản xuất hiệu quả và tinh gọn hơn bằng cách lập kế hoạch chính xác số lượng hàng hóa cần thiết. Điều này giúp bộ phận quản trị doanh nghiệp nắm bắt thông tin dưới nhà máy kịp thời. Từ đó tăng năng suất và đảm bảo thời gian hoạt động tối ưu, thúc đẩy sự phát triển trong tương lai và hiện tại của doanh nghiệp.
Đọc thêm: Bí quyết lựa chọn nhà cung cấp phần mềm ERP tốt nhất
Kết luận
Việc ứng dụng phần mềm ERP và MES là xu thế tất yếu để hiện đại hóa nhà máy sản xuất, cũng như tự động hóa công nghiệp quy trình. Nếu doanh nghiệp của bạn có nhu cầu được tư vấn từ chuyên gia, hãy liên hệ qua số hotline: 0986.196.838