bài Viết

ITG tham gia tọa đàm “Chuyển đổi số: Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, logistics cho các doanh nghiệp Việt Nam” của Bộ Thông tin và Truyền thông

31/10/2020

Sáng ngày thứ 6, 30/10/2020 tại Hà Nội, Đại diện công ty cổ phần giải pháp ERP – ITG tham dự tọa đàm do Bộ Thông tin và truyền thông (Bộ TT & TT) tổ chức với chủ đề “Chuyển đổi số: Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, logistics cho các doanh nghiệp Việt Nam”

Tọa đàm do Bộ TT & TT tổ chức với chủ đề “Chuyển đổi số: Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, logistics cho các doanh nghiệp Việt Nam”

Tọa đàm có hơn 100 đại biểu từ các cơ quan liên quan của Bộ TT &TT, bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), các sở TT&TT phía bắc, Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics, Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam và Doanh nghiệp, chuyên gia trong lĩnh vực Logistics, CNTT.

Buổi tọa đàm nhận được các tham luận đánh giá về chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, logistics của các doanh nghiệp Việt Nam từ VCCI; thuận lợi và khó khăn của việc chuyển đổi số của doanh nghiệp logistic trong giao nhận hàng hóa của doanh nghiệp đang triển khai thực tế, và các giải pháp công nghệ hiện nay của Việt Nam đáp ứng nhu cầu ngành logistics.

Tham dự tại tọa đàm, đại diện ITG, ông Nguyễn Xuân Hách, Giám đốc điều hành công ty đã có bài tham luận với chủ đề “Thực trạng phát triển sản phẩm, giải pháp công nghệ phục vụ sản xuất thông minh tại Việt Nam”. Bài tham luận đã nhận được sự quan tâm của đông đảo đại biểu có mặt tại hội thảo với các vấn đề như: Xu hướng phát triển các sản phẩm, giải pháp công nghệ phục vụ sản xuất thông minh trên thế giới và thực trạng triển khai tại Việt Nam.

Đại diện ITG, Ông Nguyễn Xuân Hách – giám đốc điều hành công ty đã có bài tham luận tại tọa đàm

Theo nghiên cứu tổng quan, hiện nay các doanh nghiệp đang gặp phải các vấn đề như: khái niệm về nhà máy thông minh cũng chưa có sự thống nhất; các đơn vị cung cấp giải pháp manh mún từng phần, chưa có giải pháp tổng thể; các nhà cung cấp nước ngoài chiếm ưu thế, đặc biệt là về mảng thiết bị IIOT; Chi phí bản quyền và triển khai lớn, chưa phù hợp với phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam. Do đó, nhu cầu giải pháp nhà máy thông minh cần được nghiên cứu phát triển kỹ lưỡng, tiếp thu tiến bộ khoa học công nghệ của thế giới, và cần thiết phải có những điều chỉnh phù hợp với doanh nghiệp Việt Nam. Việc triển khai giải pháp nhà máy thông minh sẽ giúp cho doanh nghiệp sản xuất nói chung và mảng công việc logistics nói riêng trở nên thuận lợi, và cải thiện năng suất làm việc.

Buổi tọa đàm được tiếp nối với những định hướng từ các nhà hoạch định chính sách như Bộ TT&TT, Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics, Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam. Trong thời gian tới, với sự nỗ lực của các bộ ban ngành nhà nước và thành quả nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp công nghệ, chắc chắn quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp Logistics sẽ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng