bài Viết

6 vấn đề tồn tại trong hoạt động quản lý sản xuất Dược ở Việt Nam

10/09/2019

Với dân số 97.5 triệu dân, được đánh giá nằm trong top các nước có nhu cầu tiêu thụ dược phẩm cao nhất trên thế giới. Tuy nhiên trên thực tế sản xuất Dược phẩm Việt Nam mới đáp ứng 55% nhu cầu của người dân. Tại sao doanh nghiệp sản xuất Dược Việt Nam chưa tận dụng được cơ hội phát triển trong một thị trường vốn rất tiềm năng này? Một trong những nguyên nhân nhiều chuyên gia chỉ ra đó là: khâu quản lý sản xuất còn thủ công.

6 vấn đề trong quản lý điều hành sản xuất Dược phẩm

  • Vấn đề bảo mật thông tin nghiên cứu phát triển sản phẩm

Trong Doanh nghiệp sản xuất Dược phẩm, công tác Nghiên cứu, Phát triển (R&D) và xác định giá thành kế hoạch được xem là bước khởi đầu quan trọng. Tuy nhiên, việc Quản lý tại bộ phận R&D ở các Doanh nghiệp Dược Việt Nam lại đang dừng lại ở một mô hình thủ công, không có tính quy chuẩn và đồng bộ. Dẫn đến việc tra cứu cũng như bảo mật thông tin của sản phẩm gặp rất nhiều khó khăn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất và phát triển của Doanh nghiệp.

  • Quản lý hồ sơ lô sản xuất còn thủ công

Phần lớn các doanh nghiệp Dược hiện nay vẫn quản lý hồ sơ lô sản xuất (quy trình sản xuất, công thức sản phẩm, công đoạn sản xuất…) trên giấy tờ. Bạn dễ bị mắc kẹt với một chồng đầy các tập tin. Nếu cần tra cứu sẽ mất nhiều thời gian, không chỉ vậy còn gây lãng phí giấy và kho lưu trữ. Trong giai đoạn phát triển công nghệ như hiện nay cách quản lý này đang dần lỗi thời, dễ mất thông tin, tính cập nhật kém.

  • Quản lý hàng tồn kho và ngày hết hạn sản phẩm

Thuốc, thiết bị vật tư y tế cần điều kiện bảo quản riêng biệt, trong môi trường an toàn theo tiêu chuẩn Bộ Y Tế bởi nó liên quan trực tiếp đến tính mạng con người, chỉ một sai sót nhỏ cũng gây ra hậu quả lớn. Chi phí bảo quản dược phẩm sẽ rất cao nếu hàng tồn kho lớn và doanh nghiệp phải đối mặt tình trạng tiêu hủy sản phẩm khi hết hạn. Do đó quản lý cần đảm bảo rằng hàng tồn kho được sử dụng trước ngày hết hạn.

  • Quản lý chất lượng dược phẩm

Sản xuất dược phẩm cần theo những tiêu chuẩn của Bộ Y tế như tiêu chuẩn GMP. Từng khâu trong dây chuyền công nghệ, từ nguồn đầu vào, sản xuất, đóng gói đến đầu ra cần được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo không có bất cứ sai sót nào, nếu không sẽ trở thành sản phẩm hỏng không được tiêu thụ. Sản xuất dược phẩm gồm nhiều công đoạn sản xuất khác nhau, tương ứng là các yêu cầu giám sát, kiểm tra chất lượng được thực hiện với nhiều chỉ tiêu khác nhau. Mọi công đoạn đều phải thống kê để có thể phục vụ công tác kiểm soát tiến độ sản xuất, và truy suất Nếu điều hành sản xuất dược phẩm theo cách truyền thống như viết tay hoặc nhập dữ liệu vào máy tính sau mỗi công đoạn sản xuất đã hoàn thành bằng các công cụ Excel có thể dẫn đến sai sót thông tin, tăng thời gian chờ, lãng phí nhân công và đôi khi gặp rủi ro về chất lượng dược phẩm.

  • Mất nhiều thời gian trong khâu lập kế hoạch sản xuất

Thông thường bộ phận sản xuất thường mất 5 ngày đến một tuần để hoàn thiện bản kế hoạch sản xuất do phải tập hợp báo cáo từ các phòng ban liên quan như bán hàng, kho…để tính toán kế hoạch sản xuất phù hợp. Việc tính toán thủ công có thể dẫn đến những sai số, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, hoặc tồn kho.

Ngày nay với các yêu cầu khắt khe về mặt thời gian của khách hàng, doanh nghiệp không có nhiều thời gian để lên kế hoạch, sản xuất và giao hàng. Đặc biệt với những doanh nghiệp vừa và lớn, hoạt động sản xuất cho nhiều khách hàng trong và ngoài nước, thì yêu cầu về thời gian hoàn thành sản phẩm đúng kế hoạch là điều rất cần thiết.

  • Trong việc kiểm soát máy móc thiết bị

Trong công tác kiểm soát máy móc thiết bị, nhà sản xuất phải đảm bảo luôn kiểm được kế hoạch bảo dưỡng thông qua việc lập kế hoạch và thực hiện bảo dưỡng phù hợp với kế hoạch sản xuất, phải chủ động trong việc xử lý các sự cố hỏng đột xuất tránh tình trạng thiếu vật tư, phụ tùng thay thế.

Vấn đề nữa mà các doanh nghiệp sản xuất Dược phải đối mặt đó là khó khăn trong việc cập nhật dữ liệu từ đó đưa ra cảnh báo nhu cầu bảo dưỡng máy móc, thiết bị. Cụ thể đó là những dữ liệu liên quan đến sản xuất như số giờ hoạt động của máy, số lần dập của khuôn…

Phá bỏ tư duy quản lý “lối mòn” để tăng tốc chặng đường đua

PGS-TS Lê Văn Truyền, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng: ngành công nghệ 4.0 trong ngành dược đòi hỏi sự chuyển đổi mà trọng tâm thay đổi quản trị sản xuất theo phương pháp truyền thống bằng các phần mềm hiện đại có khả năng kết nối từ toàn bộ quá trình trong doanh nghiệp.

3S ERP.iPHARMA là phần mềm quản lý chuyên sâu hỗ trợ doanh nghiệp dược giải quyết nhiều thách thức và đa dạng mà doanh nghiệp sản xuất dược phẩm đang phải đối mặt.

Phần mềm ERP được thiết kế để hỗ trợ doanh nghiệp Dược tuân thủ quy trình sản xuất theo chuẩn GMP của Bộ Y tế. Mọi quy trình vận hành trong giai đoạn sản xuất thuốc đều được chuẩn hóa theo GMP (các quy trình vận hành, công thức, định mức, QA, QC…. đều được lập trình trong phần mềm và cần phải đạt chuẩn qua duyệt mới được qua các bước tiếp theo).

Phần mềm 3S ERP.iPHARMA đáp ứng rất tốt các yêu cầu quản lý đặc thù của ngành dược như: Quản lý quá trình nghiên cứu phát triển, tính toán giá thành sản phẩm, số lô, hạn dùng của thành phẩm, nguyên liệu, hàng hóa, Quản lý sản xuất thử, bảo mật mã NVL công thức nghiên cứu….

Hỗ trợ rút ngắn thời gian sản xuất do các quy trình hoạt động đều được ghi nhận và số hóa tức thì trên phần mềm. Thông tin được kế thừa giữa các bộ phận để loại bỏ thao tác nhập liệu thủ công, tạo thành một dòng chảy nhịp nhàng trong doanh nghiệp từ đó minh bạch hóa quy trình sản xuất.

Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp giảm thiểu 90% việc lưu trữ và sử dụng giấy tờ thủ công do phần mềm hỗ trợ số hóa hồ sơ lô điện tửhồ sơ kiểm nghiệm điện tử theo chuẩn GMP, do đó bộ phận quản lý có thể nắm bắt thông tin tức thời và không cần các báo cáo thủ công.

Số hóa hồ sơ lô sản xuất

Đọc thêm: Công nghệ sản xuất dược phẩm thay đổi nhờ cách mạng công nghiệp 4.0 ra sao?

Nói về giải pháp 3S ERP.iPHARMA, Ông Phạm Văn Đông – Giám đốc Công ty Cổ phần Nam Dược cho biết: “Tính ưu việt của hệ thống nằm ở khả năng cập nhật, cảnh báo tức thì khi có sự cố phát sinh trong quá trình sản xuất, người quản lý hoàn toàn có thể truy xuất ngay được lỗi xuất phát từ đâu trong quy trình và để đưa ra quyết định nhanh chóng, đảm bảo tốt nhất được chất lượng dược phẩm tới tay người tiêu dùng. Có thể lấy ví dụ như ngay ở khâu đầu vào nhập nguyên liệu sẽ được lập theo kế hoạch từ ban đầu trên phần mềm và được nhập theo đúng tiến độ và chất liệu mong muốn. Nếu như chất lượng nguyên liệu có vấn đề hoặc có sự hao hụt thì lập tức hệ thống phần mềm sẽ phát hiện, cảnh báo và nguyên liệu hỏng sẽ bị loại ra khỏi hệ thống”.

Ông Đông cũng cho biết thêm: Việc ứng dụng hệ thống 3S ERP.iPHARMA giúp cho Nam Dược cải thiện hoạt động quản lý rõ rệt, tăng lợi nhuận do giảm thiểu được chi phí tài chính, chi phí bảo quản hàng hóa, tăng năng suất lao động và loại bỏ các nghiệp vụ thừa trong doanh nghiệp.

Bên cạnh Nam Dược, chuyển đổi số đang là bước đi của các ông lớn trong ngành như: Dược Hậu Giang, Dược phẩm Hà Tây, Traphaco, Dapharco….

Trong thời kỳ hội nhập, điều kiện tiên quyết để cộng đồng doanh nghiệp nói chung, và các công ty dược nói riêng không chỉ trụ vững trên thị trường nội địa mà còn vươn ra “biển lớn” chính là khả năng thích nghi và nắm bắt tiềm năng do công nghệ mang lại. Trong đó, việc khai thác nền tảng hệ thống quản trị hiện đại như 3S ERP.iPHARMA ngày càng chứng tỏ là một cơ hội “vàng”, có thể giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán quản trị sản xuất hiệu quả và tối ưu hóa lợi tức đầu tư.

Để hiểu sâu hơn về lợi ích mà giải pháp giúp doanh nghiệp dược số hóa quản lý ngành dược và bứt phá ngoạn mục, mời quý độc giả tham khảo TẠI ĐÂY. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn phần mềm quản trị cho ngành dược

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng